Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa

Với vô số quảng cáo ra đời hàng năm, không ít trong số đó đã để lại giá trị, vượt qua cả ý định ban đầu này. Thậm chí, nó còn làm thay đổi cả một nền văn hóa.

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa
Quảng cáo trên báo in lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1704, khi có người cố gắng bán căn nhà của mình tại Long Island. Kể từ đó, ngành công nghiệp quảng cáo đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Theo người sáng lập Ogilvy & Mather, mục đích của quảng cáo là làm sao để tăng doanh số cho hàng hóa của bạn. Tuy nhiên, với vô số quảng cáo ra đời hàng năm, không ít trong số đó đã để lại giá trị, vượt qua cả ý định ban đầu này. Thậm chí, nó còn làm thay đổi cả một nền văn hóa.

Dưới đây, là 14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả nền văn hóa Mỹ và thế giới.

1907: Nước cam Sunkit

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (1)
Thời điểm đầu những năm 1900, người trồng cam ở California gặp vấn đề lớn khi họ trồng ra quá nhiều cam so với nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy vào năm 1907, Hội trồng quả California đã tới gặp Albert Lasker tại công ty quảng cáo của ông để xin sự trợ giúp.

Giải pháp của Albert đó là quy tụ lại các nhãn hiệu trồng cam của California dưới một cái tên duy nhất: Sunkt. Quan trọng hơn, ông giúp họ quảng bá một phương thức sử dụng trái cây mới. Đó là nước cam.

Ngay lập tức, Sunkit dạy người tiêu dùng cách vắt nước cam và bán cho họ thứ nước bổ dưỡng này. Ngày nay, nước cam đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi bữa sáng của người Mỹ.

1916: TÔI MUỐN BẠN

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (2)

Hình ảnh bác Sam được sử dụng rộng rãi để cổ vũ thanh niên Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất.

"Bác Sam" là hiện thân của nước Mỹ trong cuộc nội chiến 1812. Tuy nhiên, hình ảnh nổi tiếng nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng ngay ra trong đầu lại là tác phẩm của James Motgomery Flagg được xuất bản vào ngày 6/7/1916.

Hình ảnh người đàn ông tóc tắng, để râu, thắt nơ và đội mũ với dòng chữ "I WANT YOU" (tôi muốn bạn) đã trở nên phổ biến đến nỗi nó trở thành tờ poster phổ biến nhất thời chiến. Thư viện Quốc hội Mỹ cho biết có hơn 4 triệu tờ đã được in trong khoảng thời gian từ 1917 đến 1918.

Tổng thống Roosevelt thậm chí còn quyết định dùng poster này vào Thế chiến thứ 2.

1942: Chúng ta có thể làm được!

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (3)

Đôi khi một chiến dịch quảng cáo lại có cuộc đời của riêng mình, vượt ra ngoài những dự định ban đầu của nhà sản xuất.

Điều đó đúng với quảng cáo nổi tiếng của Westinghouse Electric: "We Can Do It", với hình ảnh người phụ nữ khỏe mạnh, thậm chí là cơ bắp dành lấy công việc cho mình.

Ban đầu, bức hình này chỉ được sử dụng nội bộ để cổ vũ những nữ công nhân tại nhà máy của Westinghouse, nơi sản xuất mũ quân trang trong thế chiến 2. Bức hình này được liên hệ tới Roisie the Riveter, một hình tượng nữ công nhân sử dụng để kêu gọi phụ nữ lao động trong thế chiến.

Đến thập niên 80, bức hình này bắt đầu được sử dụng như một hình tượng về nữ quyền. Kể từ đó, nó được sử dụng để thể hiện ý tưởng người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập, có khả năng xắn tay áo lên làm bất cứ công việc gì.

1947: Kim cương là vĩnh cửu

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (4)

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta gọi kim cương là kim loại cứng nhất thế giới? Trên thực tế, việc chúng ta chọn kim cương khi mua một chiếc nhẫn đính hôn là do De Beers, tập đoàn sản xuất kim cương lớn của thế giới

Năm 1938, De Beers gặp nhiều khó khăn trong việc bán loại kim cương. Doanh số giảm liên tục trong vòng 2 thập kỷ. Khi cuộc Đại khủng hoảng cập bến, chỉ một vài người quan tâm tới những món đồ giành cho người giàu nhất.

Vì thế, De Beers đã thuê hãng quảng cáo N.W.Ayer để tìm cách định hướng lại kim cương giành cho những người Mỹ thu nhập trung bình.

Vào năm 1947, Frances Gerety của Ayer đã đưa ra  câu slogan "A Diamond Is Forever" (Kim cương là vĩnh cửu). Cả cô và đồng nghiệp đều không ấn tượng với câu slogan này, nhưng vẫn sử dụng nó vào chiến dịch. Ngạc nhiên là ngay lập tức nó chạm đến người tiêu dùng Mỹ, những người nhanh chóng sử dụng kim cương như một biểu tượng của tình yêu, thay vì là một món trang sức xa xỉ.

Slogan của De Beers được đánh giá là một trong những slogan hay nhất thế kỷ 20.

1952: Give Yourself A Coffee Break!

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (5)
Vào thập niên 50, một quảng cáo của Cục cà phê Mỹ khuyến khích người lao động  nghỉ ngơi vào giữa ngày với dòng chữ: "Give Yourself a Coffee-Break – and Get What Coffee Gives to You. (Tạm dịch:  "Hãy để bản thân nghỉ ngơi (coffee-break) - và tận hưởng những gì cà phê mang lại cho bạn"

Nó ngay lập tức trở thành hiện tượng. Dù thiết kể mẫu quảng cáo có phần thô cứng, nó lan tỏa rất nhanh chóng. "Chẳng bao lâu sau, giờ nghỉ trưa và chiều đã trở thành thông lệ, và được bảo vệ bởi pháp luật.

Năm 1964, hiệp hội công nhân ô tô thậm chí đã đe dọa đình công trừ khi coffee break được thêm vào trong hợp đồng. Tại Thụy Điển, coffee break dược gọi là fika.

1954: Người đàn ông Marlboro

14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (6)
Hình ảnh người đàn ông Marlboro đã củng cố danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng Marlboro, khi quả quyết thuốc là là dành cho tất cả những người đàn ông lạnh lùng, nam tính. 

Bạn có thấy bất ngờ không khi ban đầu, Marlboro được biết tới như thuốc lá giành cho phụ nữ?

Vào những năm 50, một bằng chứng cho thấy tác hại của hút thuốc đã tạo áp lức cho ngành công nghiệp thuốc lá, khi trước đó thuốc là được quảng cáo là có lợi cho sức khỏe. Và slogan "nhẹ như tháng 5" của Marlboro cũ chắc chắn không còn phù hợp nữa. Vì thế vào năm 1954, hãng thuốc lá này đã đưa ra  thương hiệu Marlboro Man cho nam giới, sản phẩm của công ty quảng cáo Leo Burnett Worldwide. Và với định hướng mới nhờ mẫu quảng cáo nam tính như chàng cao bồi này, doanh số của Marlboro đã tăng từ 5 tỉ USD vào năm 1955 lên 20 tỉ USD vào năm 1957.

1959: Nghĩ nhỏ
14 quảng cáo đủ sức thay đổi cả một nền văn hóa (7)

Chiến dịch "Think Small" của Volkswagen đến từ hãng quảng cáo Doyle Dane Berbach, đã tạo ra cuộc cách mạng trong cách các công ty kể chuyện cho người tiêu dùng. Nó đã tạo tiếng vang lớn trong thời kỳ tiêu dùng khối lượng lớn những năm 50.

Khi các nhà sản xuất ô tô khác liên tục quảng cáo những đặc tính cao cấp hơn cho sản phẩm, Volkswagen lại tập trung vào đặc điểm là làm chiếc xe ngày cảng nhỏ hơn, bền hơn, và công khai ý định của họ là hướng tới việc bán được hàng.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra những tính năng hoành tráng đến mức không thể tin được, rằng họ có thể thay đổi cuộc sống của khách hàng như thế nào, Volkswagen lại là tiếng nói của cá nhân và thực tế.

Chiến dịch quảng cáo đã khiến các nhà sản xuất ô tô phải xem lại mình. Và ngay sau đó, thay vì đi vào những chi tiết phi thực tế, thổi phồng sự việc, các nhà sản xuất đã chú trọng vào những chiến dịch tươi vui gần gũi hơn với người dùng. 

Theo Infone

Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua

Với bất cứ ngành nghề nào, tính sáng tạo cũng luôn được đề cao và điều này càng đúng hơn trong lĩnh vực quảng cáo.


Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (1)
"Đỗ xe chính xác" là thông điệp mà Volkswagen gửi đến trong quảng cáo này về hệ thống hỗ trợ đỗ xe mới.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (2)
Sinh năm 1993, thời gian mất không xác định được do đeo dây an toàn. Đây là lời nhắn nhủ đến những người tham gia giao thông từ Québec, Canada.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (3)
"Này Usain - không phải ai cũng muốn làm người nhanh nhất thế giới" - một lời nhắn rất hài hước mà hãng bao cao su Durex gửi đến vận động viên điền kinh Usain Bolt - người đang nắm giữ kỷ lục thế vận hội Olympic.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (4)
Sắc màu trung thực đến ngỡ ngàng là những gì mà sơn Berger đem lại.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (5)
Hãy dừng việc ngược đãi phụ nữ là thông điệp gửi đến bởi tổ chức King Khalid Foundation.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (6)
Hãng chuyển phát nhanh FedEx có cách rất riêng để thể hiện sự có mặt của mình trên toàn thế giới.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (7)
Những hình ảnh có phần bí ẩn và dễ gây hiểu nhầm này chính là quảng cáo cho một trung tâm tập Yoga.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (8)
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (9)
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (10)
"Sức mạnh thật sự nằm chính ở trong bạn" - Loạt quảng cáo sử dụng hình ảnh các siêu anh hùng trong các bộ phim để khuyến khích mọi người tham gia hiến tặng nội tạng.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (11)
Cũng sử dụng hình ảnh siêu anh hùng, Band-Aid cho thấy ngay cả người khổng lồ xanh Hulk cũng cần đến họ.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (12)
Một quảng cáo rất hài hước của thuốc diệt côn trùng Baygon. Con gián này đã cố gắng viết tên "hung thủ" giết chết mình lên tường.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (13)
Tiếp đến là quảng cáo khuyến khích mọi người dừng sử dụng các thiết bị kết nối Internet như điện thoại di động để "cho người khác thấy khuôn mặt thực sự của bạn".
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (14)
Quảng cáo của hãng chuyên về áo ngực Wonderbra, câu hỏi đặt ra là người phụ nữ giữ chiếc ô bằng gì khi hai tay cô ấy còn đang bận xách đồ?
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (15)
"Đừng nhắn tin khi lái xe" - biểu tượng (icon) mặt cười quen thuộc trong các tin nhắn được Volkswagen sử dụng rất thông minh.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (16)
Tương tự, đừng lái xe khi say bia, rượu, bởi nó sẽ chẳng khác gì việc bạn đang tự sát.
Những quảng cáo sáng tạo bạn không thể bỏ qua (17)
"Hãy nghĩ về những người bạn có thể cứu khi sử dụng nước tiết kiệm".
Theo Vũ Vũ
Zing.vn

Những quảng cáo khiến cả thế giới bàng hoàng

Trong vài thập kỷ qua, đã có rất nhiều quảng cáo khiến người xem "sốc" bởi cách sử dụng hình ảnh đầy tính bạo lực, đụng chạm tới những điều cấm kỵ hay dung tục.

Những quảng cáo khiến cả thế giới bàng hoàng
Dưới đây là những quảng cáo như vậy:

Đây là hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo của tổ chức Moms Demand Action for Gun Sense nhằm chỉ trích vấn đề quản lý súng lỏng lẻo tại Mỹ năm 2013.  

Moms Demand Action for Gun Sense in America suggests an imbalance in American legislation. "Little Red Riding Hood." (USA, 2013)

Hiệp hội Phụ nữ Liên hợp quốc đã sử dụng hình ảnh ghi lại mục tự động hiện từ khóa của Google để cho thấy nạn phân biệt đối với phụ nữ với thông điệp "Phụ nữ cần được hưởng công bằng" vào năm 2013. 

UN Women uses actual Google auto-completes to show how widespread misogyny is. "Women Need To Be Seen As Equal." (International, 2013)

Vào năm 2013, Liên đoàn quốc tế Chống phân biệt chủng tộc và Do Thái đã thực hiện một quảng cáo nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc với thông điệp "Màu da không quyết định tương lai của bạn". 

The International League Against Racism And Anti-Semitism made an illustration of systemic racism. "Your skin color shouldn’t dictate your future." (France, 2013)

Tổ chức tình nguyện Crisis Relief Singapore đã dành giải thưởng Quảng cáo Cannes Lion với thông điệp về nút like (thích) trên mạng xã hội: "Chỉ like thôi là chưa đủ". 

Crisis Relief Singapore won the Cannes Lion advertising award for its commentary of social media slacktavism. "Liking isn't helping." (Singapore, 2013)

Năm 2013, website Ekburg.ru đã đưa ra hình ảnh bình luận về việc mất tập trung khi lái xe với thông điệp: "Hãy nghĩ tới cả hai mặt". 

Ekburg.ru makes a comment on distracted driving. "Think of Both Sides." (Russia, 2013)

Vào năm 2011, tổ chức PETA đã tung hình ảnh châm biếm về nạn hành hạ động vật của các rạp xiếc với dòng chữ: "Chào mừng đến chương trình biểu diễn buồn nhất trên trái đất". 

PETA turned a circus's tagline on its ear. "Welcome to the saddest show on earth." (USA, 2011)

Vào năm 2010, tổ chức Thai Health đã tung ra hình ảnh minh họa mối liên quan giữa sự buồn ngủ và các tai nạn giao thông kèm theo thông điệp: "Đừng lái xe khi buồn ngủ". 

Thai Health boldly illustrates the connection between sleepiness and accidents. "Don't Drive Sleepy." (Thailand, 2010)

Vào năm 2009, tổ chức Casa Do Menor tại Tây Ba Nha đã tạo nên quảng cáo chỉ trích hậu quả của nạn lạm dụng trẻ em. 

Casa Do Menor makes the consequences of child abuse horrifyingly clear. "Hands." (Spain, 2009)

Một quảng cáo khác nói về nạn lạm dụng trẻ em được Good Parent Poland thực hiện vào năm 2009.  

Good Parent Poland makes the effects of child abuse vivid. "You can lose more than your patience." (Poland, 2009)

Hình ảnh quảng cáo "sốc" của Caribu Bitter vào năm 2009 nhằm diễn tả loại chocolate "ngon khủng khiếp" cùng dòng chữ "Mặt trái của sự ngọt ngào". (Peru)

Caribu Bitter makes chocolate look deliciously evil. "Canari." (Peru, 2009)

Tổ chức Hoang dã thế giới (WWF) Brazil đã khiến toàn thế giới phẫn nộ khi đăng tải hình ảnh gợi nhớ về sự kiện 11/9 để minh họa cho số người chết trong vụ sóng thần ở châu Á. 

WWF Brasil triggered global anger (and issued a formal apology) after this image used 9/11 to illustrate the number of people killed in the 2004 Asian tsunami. "Tsunami." (Brazil, 2009)

Nhằm minh họa sản phẩm của họ không bị phá hủy theo thời gian, hãng Masterlock đã sử dụng những hình ảnh quảng cáo gây phẫn nộ cho người xem. 

Masterlock wants you to think that its product can't be broken. "Hippies." (South Africa, 2008)

Tổ chức Concordia Children's Services minh họa hình ảnh những đứa trẻ bị bỏ rơi tại Manila, Philippines vào năm 2008.

Concordia Children's Services looks after abandoned babies in Manila, the capitol of the Philippines. "Piglets." (Philippines, 2008)

Tổ chức Family Network đưa ra quảng cáo nhằm phản đối nạn bỏ rơi cha mẹ già với thông điệp: "Đừng khiến cha mẹ bạn phải ghen tị với những tình yêu khác của bạn". 

Family Network Foundation cleverly speaks out against neglecting older parents. "Don't make your parents jealous of your other loved ones." (Thailand, 2008)

Những hình ảnh biếm họa không đẹp mắt trong quảng cáo của thương hiệu đồ lót Hanes.

Hanes used caricatures of slurs to sell undergarments. "Because the World Gives You Enough Labels." (India, 2008)

Thương hiệu thời trang Dolce&Gabbana đã nhận được vô số lời chỉ trích cho poster quảng cáo này bởi nó khiến người xem liên tưởng đến vấn nạn hiếp dâm. 

Dolce and Gabbana was widely criticized for this ad that arguably glamorizes gang rape. Unnamed. (International, 2007)

Tổ chức Humans for Animals đã bị chỉ trích khi đăng tải hình ảnh thể hiện sự tàn ác của động vật vào năm 2005. 

Humans for Animals makes a shocking image in regard to animal cruelty. "Seal." (France, 2005)

Thương hiệu thời trang thể thao Pony đã vô tình "đụng chạm" đến vấn đề chủng tộc trong quảng cáo giày vào năm 2004.